Rối loạn nhịp tim là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Rối loạn nhịp tim là gì

Rối loạn là một trong những bệnh lý liên quan đến tim mạch rất nguy hiểm và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng, thậm chí là nguy cơ tử vong. Để hiểu rõ hơn về rối loạn nhịp tim là gì, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của minute-pocket.com nhé.

I. Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không ổn định

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập bất thường, không ổn định như đập quá nhanh, quá chậm, đập không đều… Tiêu chuẩn để đánh giá nhịp tim đập bất thường là: khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim đập cao hơn 100 nhịp/ phút là tim đập nhanh; thấp hơn 60 nhịp/phút là nhịp tim chậm.

Tình trạng rối loạn nhịp tim thường rất khó nhận biết, song sẽ dần nặng hơn do nhịp tim bất thường gây ra những tổn thương đến cơ tim và mạch. Vì thế, việc phát hiện sớm để điều trị rối loạn nhịp tim sẽ ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.

II. Triệu chứng của rối loạn nhịp tim như thế nào?

Rối loạn nhịp tim không gây ra bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào. Bệnh chỉ có thể phát hiện được khi bác sĩ tiến hành kiểm tra nhịp tim trong khi bạn đi kiểm tra sức khỏe mà thôi. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến một số dấu hiệu rối loạn nhịp tim là gì như sau:

  • Cảm nhận thấy nhịp tim đập giống như đánh trống ngực, cảm giác hồi hộp.
  • Cảm nhận được nhịp tim đập nhanh, đập chậm.
  • Tâm trạng luôn lo âu, thỉnh thoảng đau tức ngực.
  • Cảm thấy mệt mỏi, khó thở hay thở nông.
  • Choáng váng, chóng mặt hoa mắt, đổ mồ hôi nhiều.
  • Nhiều lúc có cảm giác muốn ngất đi.

III. Mức độ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

Như đã đề cập khi giải thích rối loạn nhịp tim là gì? Tình trạng rối loạn nhịp tim có rất nhiều loại bởi những nguyên nhân gây ra khác nhau. Mặc dù không phải tình trạng rối loạn nhịp tim nào cũng nguy hiểm song căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Đột quỵ

Rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nhịp tim đập bất thường sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong mạch máu, và chúng sẽ di chuyển khắp cơ thể theo dòng máu. Nếu những cục máu đông này di chuyển lên não, đi vào các mạch máu nhỏ sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn lưu thông máu. Hậu quả xảy ra khi máu không được cấp đủ lên nào chính là hiện tượng đột quỵ.

2. Suy tim

Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến khả năng bơm máu của tim giảm hiệu quả, vì thế mà tim cũng không được nuôi dưỡng tốt nên dẫn đến tình trạng suy tim.

3. Biến chứng khác

Ngoài 2 biến chứng nguy hiểm trên, rối loạn nhịp tim hình thành các cục máu đông còn gây ra nguy cơ tắc mạch nguy hiểm như nhồi máu thận, nhồi máu mạch treo, nồi màu lách…

Như vậy có thể thấy, rối loạn nhịp tim tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, nếu gặp dấu hiệu của chứng rối loạn nhịp tim bạn nên đến cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám cũng có có biện pháp điều trị kịp thời.

IV. Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Theo các bác sĩ, không phải trường hợp rối loạn nhịp tim nào cũng cần điều trị y tế. Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim chưa đến mức độ nghiêm trọng thì sẽ tự điều trị, theo dõi tại và nhà thăm khám định kỳ.

Với những trường hợp nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của tim thì cần được điều trị tích cực. Những phương pháp được dùng để điều trị chứng rối loạn nhịp tim gồm có:

1. Điều trị bằng thuốc

Những người bệnh rối loạn nhịp tim đập nhanh có thể sử dụng thuốc điều trị

Hiện nay có một số loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa, giảm tình trạng rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả đối với những trường hợp nhịp tim đập nhanh. Còn đối với những người bị rối loạn nhịp tim đập chậm thì những loại thuốc điều trị này vẫn chưa có hiệu quả rõ rệt.

2. Sốc điện

Đây là phương pháp sử dụng dòng điện để điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim, với mục đích là đưa nhịp tim trở về mức bình thường. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ cũng như được sử dụng bởi các bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu đã được đào tạo.

3. Cấy ghép máy tạo nhịp tim

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim là gì? Với phương pháp cấy ghép máy tạo nhịp tim, lồng ngực người bệnh sẽ được cấy một thiết bị nhỏ hoạt đồng bằng pin. Thiết bị này sẽ tạo ra những tín hiệu giống với tín hiệu tự nhiên từ tim khỏe mạnh để giúp nhịp tim người bệnh có thể đập ở nhịp bình thường.

4. Cấy ghép máy khử rung tim

Tương tự với cấy ghép máy tạo nhịp tim, một thiết bị sẽ được cấy ghép vào lồng ngực người bệnh với mục đích là theo dõi nhịp tim của họ và giúp nhịp tim đập ở tốc tốc bình thường khi cần.

5. Thủ tục mê cung

Phụ thuộc vào tình hình của người bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp

Với phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tạo một loạt những vết rạch trong mô tim ở nửa trên tâm nhĩ để tạo thành một mê cung mô sẹo. Bởi vì mô sẹo không có khả năng dẫn điện, nên nó làm cản trở xung điện lạc hướng gây ra một số rối loạn nhịp tim.

6. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Nếu người bệnh bị động mạch vành nặng kèm theo chứng rối loạn nhịp tim thì sẽ được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Phương pháp điều trị này có thể cải thiện lưu lượng máu đi đến tim của người bệnh.

V. Những biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn nhịp tim

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của hệ tim mạch

Để có thể giảm thiểu nguy cơ rối loạn nhịp tim hay những bệnh liên quan đến tim mạch, ngoài việc hiểu được mức độ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim là gì, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh như sau:

  • Nên bổ sung các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đồng thời, bạn chỉ nên bỏ da thịt gia cầm khi ăn, ăn các loại thực phẩm không chứa chất béo.
  • Thường xuyên tập thể dục để duy trì cân nặng ở mức bình thường. Tốt nhất là bạn nên dành 30 đến 40 phút mỗi ngày để tập những môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn và hay đồ uống chứa nhiều cafein.
  • Giảm bớt sự căng thẳng hay tức giận quá mức để nhịp tim không bị ảnh hưởng hay đập quá nhanh.
  • Nên tập những bài kiểm soát nhịp tim, hơi thở như hít sâu thở chậm để ổn định lại nhịp tim.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của tim mạch.
  • Khi tim đập nhanh hoặc bạn cảm thấy khó chịu ở ngực thì nên ngồi nghỉ tại chỗ và tìm người hỗ trợ. Nếu thấy triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ rối loạn nhịp tim là gì, cũng như những dấu hiệu nhận biết bạn thân có bị rối loạn nhịp tim hay không. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *