Thai lưu? Dấu hiệu, nguyên nhân khiến thai chết lưu

Lưu thai là gì

Đa số những mẹ bầu có ít kinh nghiệm thường sẽ rất lo lắng với các vấn đề có thể xảy ra với thai nhi. Trong đó thai lưu là một trong những trường hợp mà không mẹ bầu nào mong muốn. Vậy thai lưu là gì? Biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh thai lưu như thế nào? Mời các bạn cùng minute-pocket.com chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

I. Thế nào được gọi là hiện tượng thai lưu?

Thai lưu là hiện tượng thai nhi chết sau 28 tuần tuổi

Hiện tượng thai lưu là gì? Thai lưu hay thai chết lưu là tình trạng thai nhi bị chết trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Tình trạng sảy thai và thai lưu đều là tình trạng mất thai nhưng sẽ xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Nếu thai nhi bị chết trước 24 tuần tuổi thì được gọi là sảy thai, còn sau 28 tuần tuổi thì được xem là thai lưu.

Thông thường phụ nữ mà có thai chết lưu sẽ có một đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Nếu trong trường hợp thai nhi chết lưu do nguyên nhân rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc do dây rối, khả năng xảy ra ở lần tiếp theo sẽ thấp.

Còn nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu là một căn mãn tính do người mẹ hoặc có thể do rối loạn di truyền của bố hoặc mẹ thì nguy cơ là rất cao. Trung bình cơ hội mang thai thành công trong tương lại là 90%.

II. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu ở mẹ bầu

Rất khó có thể tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng thai lưu chính. Vậy nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng thai lưu là gì?

  • Do dị tật bẩm sinh: Thai nhi thường có những bất thường về nhiễm sắc thể và di truyền cũng như khuyết tật về các cấu trúc
  • Do những biến chứng của dây rốn: Tình trạng sa dây rốn hay dây rốn ra khỏi vùng âm đạo trước khi em bé được sinh ra đã ngăn chặn việc cung cấp oxy cho thai nhi. Dây rốn có nguy cơ thắt chặt và quấn quanh chân tay hoặc cổ của em bé trước khi được sinh ra. Tuy nhiên hiện tượng thai lưu xảy ra do nguyên nhân này là hiếm gặp.
  • Do nhau thai: Tình trạng nhau thai bị bong, tách ra khỏi thành tử cung quá sớm sẽ làm cho nguồn dinh dưỡng cho thai nhi bị bất thường
  • Nhiễm trùng: Thường thì trước tuần thứ 28 nếu người mẹ hoặc thai nhi bị các bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm khuẩn cấp, ban đỏ, Listeriosis, Cytomegalovirus,… thì nguy cơ thai lưu cao.
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng thai lưu như thiếu oxy trong lúc sinh, động thai, người mẹ bị các bệnh tiêu đường hay cao huyết áp, thiếu dinh dưỡng,…

III. Dấu hiệu để nhận biết thai lưu

Kiểm tra nhịp tim hoặc siêu âm tim thai là dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết và chẩn đoán thai lưu là gì. Tuy nhiên, hầu như các trường hợp phát hiện ra thai lưu là do khám thai định kỳ hay khi thai phụ xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Thế nhưng khi thai nhỏ thì rất khó để nhận biết bởi vì các triệu chứng không rõ rệt, nhất là trong giai đoạn đầu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thai lưu.

1. Chảy máu vùng âm đạo

Mọi người thường chủ quan khi thấy hiện tượng chảy máu âm đạo tại một số thời điểm của thai kỳ như ra máu báo thai, máu báo sinh,… Tuy nhiên, máu chảy ở cùng âm đạo cũng có thể là một trong những dấu hiệu thai lưu cần lưu ý. Thai chết lưu thường dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong tử cung, chảy máu âm đạo hay làm vỡ nước ối.

2. Đau bụng từ nhẹ đến nặng

Nếu không cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi, mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám

Hiện tượng đau bụng thường xuất hiện khi thai phụ bị xảy ra tình trạng thai chết lưu, nhất là thời gian chết lưu lâu và xảy ra tình trạng nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, người mẹ còn gặp số một số dấu hiệu như: Đau lưng dữ dội, chóng mặt, sốt cao,… những dấu hiệu này không phải dấu hiệu đặc trưng của thai lưu mà có thể là do bệnh lý hoặc triệu chứng thai kỳ khác.

3. Chuyện động của thai nhi giảm đi đáng kể

Thông thường với thai nhi đã hơn 20 tuần tuổi sẽ bắt đầu có những chuyển động trong bụng mẹ và người mẹ cũng có thể cảm nhận được sự chuyển động này một cách dễ dàng.

Chuyển động của thai nhi thường tăng dần khi được 20 tuần tuổi đến 32 tuần tuổi, sau đó sẽ giữ nguyên cho tới lúc sinh. Có thể kiểm tra chuyển động của thai nhi bình thường hay không bằng cách đếm số lần đạp vào cùng một thời điểm trong ngày hoặc sau khi người mẹ ăn 4 giờ.

Nếu thấy chuyển động của thai nhi giảm đi đáng kể và người mẹ không thể cảm nhận được bất kỳ chuyển động nào trong vòng 2 giờ trở lên thì đây là dấu hiệu của hiện tượng thai lưu.

IV. Nên làm gì khi phát hiện thai lưu?

  • Trường hợp thai nhỏ: Khi siêu âm thai mà không thấy tim thai hoặc nhịp tim thai bác sĩ sẽ hẹn thai phụ tái khám sau 3 – 7 ngày để có thể biết được chắc chắn đây có phải là thai chết lưu hay không.
  • Trường hợp thai đã lớn: Việc đưa thai chết lưu lớn ra ngoài gặp nhiều nguy hiểm và khó khăn. Vì vậy, khi đã được chẩn đoán chắc chắn là thai lưu thì người mẹ cần kiểm tra lại sức khỏe liên quan như: kiểm tra chức năng đông máu, nhóm máu, các bệnh lý mãn tính,… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần giải thích và tư vấn kỹ càng để phụ sản và gia đình ổn định tâm lý

V. Các cách phòng tránh thai lưu

Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để kịp phát hiện những dấu hiệu bất thường
  • Khi mang thai, người mẹ và thai nhi cần phải được theo dõi thường xuyên bằng cách phương pháp như siêu âm, kiểm tra phụ khoa,… Nếu như người mẹ cảm thấy thai nhi hoạt động kém, chảy máu âm đạo thì nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Bệnh Rh là một trong số những nguyên nhân gây ra thai lưu tiềm ẩn. Căn bệnh này có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm một mũi Globulin miễn dịch ở tuần thứ 28 trong trường hợp người mẹ có Rh âm tính, nếu em bé trong bụng có Rh dương tính thì người mẹ có thể tiêm một mũi Globulin miễn dịch Rh sau sinh.
  • Không nên áp dụng chế độ ăn uống tiết thực hoặc chế độ ăn giảm cân khi đang mang thai. Cần duy trình trọng lượng tối ưu và hợp lý, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… để giảm thiểu biến chứng sau sinh
  • Đối với những cặp vợ chồng đã có sự cố muốn sinh con tiếp thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và có một sức khỏe tốt nhất khi mang thai tiếp theo.

Như vậy trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin về thai lưu là gì? Dấu hiệu, biện pháp và cách phòng tránh thai lưu. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp ích cho các bà mẹ. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích về sức khỏe nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *