Trong những bộ phim Mỹ bạn hay thấy Hacker là những người xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng để đánh cắp dữ liệu hoặc thông tin nào đó? Vậy bạn có biết Hacker là gì không? Có phải tất cả Hacker đều xấu? Cùng chúng tôi trả lời thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
I. Hacker là gì?
Trước khi tìm hiểu về Hacker là gì bạn nên hiểu rõ về “Hacking”. Theo từ điển Cambridge thì Hacking là một hành động lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để can thiệp một cách phi pháp vào hệ thống mạng máy tính, máy tính, phần cứng, phần mềm của một đơn vị, tổ chức nào đó nhằm phục những mục đích cá nhân.
Hacker chính là những người sử dụng công nghệ thông tin để tìm ra lỗ hổng bảo mật của các tổ chức,cá nhân và can thiệp trái phép vào hệ thống máy tính hay những người thực hiện “Hacking”.
Hacker không nhất thiết là một chuyên viên về lập trình nhưng họ có kỹ năng chuyên sâu về hệ thống thông tin và biết sử dụng những thủ thuật để lợi dụng các lỗ hổng bảo mật xâm nhập vào hệ thống máy tính.
II. Có những loại Hacker nào?
Có rất nhiều Hacker trên thế giới phụ thuộc vào kỹ năng và mục đích xâm nhập hệ thống mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 7 loại Hacker phổ biến sau:
1. Script Kiddie
Script Kiddie có thể hiểu là những người không có trình độ chuyên môn cao nhưng có khả năng dùng những đoạn mã có sẵn để tiến hành hack những hệ thống.
Những người này thuộc loại “trẻ trâu” khi họ chỉ có một chút ít về trình độ về bảo mật nhưng lại thích khoe khoang, thích hạ bệ người khác, bạn thường thấy những hacker Script Kiddie hay xuất hiện trên mạng xã hội.
2. Tân binh – Neophyte
Neophyte là những lính mới hay tân binh trong làng “hacker”. Họ là những người mới bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp hacker. Là những người mới nên trình độ hay kỹ năng còn yếu đang trong quá trình tìm hiểu mọi việc.
3. White Hat – Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng hay White Hat là những hacker có đạo đức hay có tâm họ không phải hững người tấn công vào hệ thống để làm mục đích xấu. Họ hacking vào hệ thống hay phần mềm, ứng dụng,… để kiểm tra hệ thống an ninh, phát hiện lỗ hổng nhằm kịp thời sửa chữa và nâng cấp hệ thống.
Đây là những hacker có khả năng chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực CNTT và an toàn thông tin. Hacker mũ trắng có lý tưởng rõ ràng cũng như có định hướng trách nhiệm với công việc mà họ theo đuổi.
Nếu bạn là một người đam mê trở thành một hacker mũ trắng bạn có thể đăng ký các khóa học ở trường FPT hoặc tham gia học ở trường Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã. Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo về lĩnh vực này đó nha!
4. Black Hat – Hacker mũ đen
Hacker mũ đen sẽ trái ngược với Hacker mũ trắng, hacker sẽ “đen tối” như tên gọi của họ vậy. Hacker mũ đen hay còn gọi là Cracker – kẻ bẻ khóa là những hacker xấu, luôn truy cập trái phép vào hệ thống như hệ thống mạng, ứng dụng,… để phá hoại.
Hacker mũ đen là một trong những loại tội phạm an ninh mạng nguy hiểm nhất hiện nay vì loại hacker này thường bẻ khóa những phần mềm, ứng dụng trả phí nhưng họ bẻ khóa xâm nhập miễn phí người dùng, gây thất thoát rất lớn cho nhà sản xuất.
Bên cạnh đó Black Hat là những kẻ có khả năng đánh cắp thông tin, tống tiền thực hiện các cuộc tấn công trên mạng nguy hiểm.
5. Hacker mũ xám – Gray Hat
Bạn cũng biết rồi đó Trắng pha đen được màu xám vậy thì Hacker mũ xám là những người lúc có thể Hacker mũ trắng lúc là Hacker mũ đen. Họ không ăn cắp thông tin của cá nhân hay tổ chức vì mục đích nào đó đơn giản chỉ là cho vui thôi.
Đây là những hacker không phân định rõ ràng đạo đức nghề nghiệp và phạm vi công việc, rất khó phân biệt họ là những người xấu hay người tốt.
6. Red Hat – Hacker mũ đỏ
Hacker mũ đỏ được gọi là những người luôn trừng trị những kẻ xấu hay những Hacker mũ đen. Những hacker này thường rất giỏi và có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Khi hệ thống bị tấn công, Hacker mũ đỏ sẽ sử dụng kỹ năng để diệt các mã độc do Hacker mũ đen cài vào thậm chí là hack ngược lại vào hệ thống và tìm ra kẻ tấn công.
7. Green Hat – Hacker mũ xanh
Hacker mũ xanh là những hacker được nhiều người đánh giá cao bởi họ thường nhận nhiệm vụ hay công việc tìm ra lỗi hay lỗ hổng bảo mật của 1 sản phẩm công nghệ và xử lý nó bằng khả năng của họ.
Green Hat thường có mặt tại những hội thảo hay sự kiện lớn về bảo mật hay an ninh mạng.
III. Cách bảo vệ ngăn chặn khi bị Hacker tấn công
Dưới đây là một số cách ngăn chặn tránh bị Hacker xấu xa “rình mò” đến hệ thống mạng nhà bạn:
- Thường xuyên cập nhật phần mềm: Bạn hay không cập nhật phần mềm vì nghĩ nó không quan trọng, không cần thiết nhưng trên thực tế việc này giúp bạn tăng cường bảo mật cho máy tính của bạn đó nha! Nhà sản xuất sẽ sửa chữa các lỗi từ những thế hệ phần mềm trước và nâng cấp lên giúp bạn tránh bị những hacker tấn công.
- Không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc: Các phần mềm không rõ nguồn gốc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như chứa những virus, mã độc,…từ đó sẽ tạo điều kiện cho các hacker xấu xâm nhập trục lợi.
- Tuyệt đối không nên truy cập vào những hệ thống không lành mạnh: Bạn không nên truy cập vào các web đen,, web bị cấm, web bạo lực,.. đấy là những “mảnh đất màu mỡ” cho các hacker hay cài cắm những mã độc hoặc có thể họ sẽ xâm nhập vào hệ thống của bạn dễ dàng.
- Cài đặt những phần mềm bảo mật: Đây là những bức tường bảo vệ cho máy tính của bạn khỏi các hacker hay virus độc hại.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho các bạn về “Hacker Là Gì? Có Phải Tất Cả Hacker Đều Xấu!” Hy vọng đem đến những thông tin bổ ích cho các bạn. Không phải tất cả những hacker đều xấu phải không các bạn. Nếu bạn nào có ước mơ làm một hacker mũ trắng thì nên theo đuổi nhé! Chúc các bạn thành công!